2. Quá trình chuẩn bị
2.1. Chuẩn bị về tri thức khoa học – tri thức quản trị - Tri thức số
Ngày 01/7/2019 Công ty quyết định thành lập Ban Xây dựng Chiến lược Chuyển đổi số Công ty giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn 2030; Thành lập Tổ chuyên gia Tư vấn Chuyển đổi số.
Tháng 09/2020, để chuyển từ sản xuất sản phẩm thông thường sang sản phẩm kết nối IoT, kèm theo sản phẩm là dịch vụ trên các nền tảng số, Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển công nghệ kỹ thuật số (Digital R&D Center) ra đời.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đơn vị được Nhà nước đầu tư Phòng Thí nghiệm Nhà máy thông minh, là một trung tâm tri thức lớn của Việt Nam và khu vực, vừa kiểm điểm kết quả hợp tác 10 năm ( 2009 – 2019 ) với Rạng Đông và 2020 đã ký kết Thỏa thuận hợp tác trong giai đoạn mới với các nội dung: “ Đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ Rạng Đông liên quan đến Nhà máy số thông minh; Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ chủ chốt các cấp (Cán bộ quản lý cấp cao, cấp trung, đội ngũ Tổ trưởng – Trưởng Ban cơ sở); Đào tào nguồn cán bộ chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thực tiễn của Rạng Đông và cung cấp các giải pháp Khoa học – Công nghệ giúp Rạng Đông triển khai Chiến lược Chuyển đổi số giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn 2030 ”.
2.2. Chuẩn bị về công nghệ và sản phẩm
2016-2018: Xưởng LED-Điện tử và TBCS đã sản xuất đèn Downlight đổi màu ánh sáng trắng ấm – lạnh. Sản xuất đèn smart cảm biến các loại.
2019: Hệ thống Green – Smart – HCL trong khu vực dân cư, văn phòng công sở và trường học với điều khiển cục bộ bằng RF, điều khiển từ xa qua Tuya iCloud, triển khai chiếu sáng đường phố thông minh ở thành phố Bến Tre với giải pháp của S3. Cấu kiện điện tử thông minh.
2020: Rạng Đông ra mắt Hệ sinh thái LED 4.0 và mô hình kinh doanh trên nền tảng số, cốt lõi của Chiến lược chuyển đổi số, được cộng đồng hoan nghênh, được giải thưởng loại 1 (5 sao) – Thành phố thông minh năm 2020.
2021: Giải thưởng Sao Khuê: Giải pháp chiếu sáng thông minh (HTAL) và nông nghiệp chính xác (PA) trong Nông nghiệp công nghệ cao.
Các phần mềm mô phỏng, các phần mềm thiết kế và sản xuất được hỗ trợ bằng máy tính CAD, CAM, CAE và nâng trình độ tự động hóa các dây chuyền sản xuất chính lên mức độ I - 3.0 được triển khai mạnh mẽ, các phần mềm ứng dụng Hệ thống quản lý chất lượng, ISO – Online, ERP.
2.3. Chuẩn bị về tổ chức và con người
Tái cấu trúc tổ chức:
- Thành lập Xưởng LED Điện tử và Thiết bị chiếu sáng (9-1-2014 );
- Tái cơ cấu Phòng Bán hàng, hình thành Phòng Nghiên cứu thị trường, Phòng Truyền thông;
- Tổ chức lại hoạt động của Khối Hỗ trợ thị trường;
- Tổ chức lại hoạt động của Chi bộ, công đoàn, đoàn thể gắn liền với tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo chuỗi và nhóm
Thành lập mới các đơn vị:
- Trung tâm Thông tin và Thương mại điện tử (2017);
- Trung tâm Phát triển kinh doanh hệ sinh thái LED 4.0 (C4LED) (2020);
- Trung tâm Nghiên cứu và phát triển công nghệ kỹ thuật số (2020);
- Trung tâm Sáng tạo ý tưởng mới (2020).
- Quỹ đầu tư mạo hiểm (2020).
Chuyển đổi mô hình quản trị:
- BSC – KPI -> Chương trình trọng tâm -> OKRs
Đào tạo năng lực số và phát triển đội ngũ chuyên gia:
- Liên kết Viện – Trường – Đối tác, đào tạo trong công việc và qua dự án.
- Ngày Hội sáng tạo – Tech Day Rạng Đông.
- Môi trường luôn sáng tạo – Hệ sinh thái sáng tạo mở.
3. Quan điểm và định hướng
3.1. Chuyển đổi số sẽ là động lực mới tạo nên bước phát triển đột phá, đưa Rạng Đông chủ động thích ứng với các điều kiện kinh tế mới, phát triển thương hiệu số, thúc đẩy giá trị số, tạo một vị thế xứng đáng cho Công ty trong không gian số quốc gia và quốc tế.
3.2. Chuyển đổi số doanh nghiệp truyền thống (tiền Internet) thực sự là thay đổi mang tính cách mạng mà yếu tố con người có tính quyết định. Lãnh đạo và tập thể CBCNV Rạng Đông là nhân tố rất quan trọng trong sự nghiệp Chuyển đổi số.
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ tăng trưởng tịnh tiến, truyền thống dựa trên thâm dụng lao động và các nguồn lực hữu hình sang mô hình tăng trưởng cấp số nhân dựa trên giá trị và tri thức. Quá trình chuyển đổi số của Rạng Đông được thực hiện đồng bộ trên cả 03 phương diện: Công nghệ, quá trình và tổ chức - con người
3.3 Rạng Đông lựa chọn cách tiếp cận tập trung vào khách hàng, lấy việc phụng sự khách hàng làm khâu dẫn, từ đó kéo theo khâu sản xuất, khâu hỗ trợ kinh doanh, thúc đẩy phát triển hệ thống và năng lực của nhân viên.
3.4. Khi triển khai chuyển đổi số của từng khâu cần lựa chọn cấp độ chuyển đổi số cho phù hợp: Cấp độ 1 – Số hóa (Digitization); Cấp độ 2 – Tăng cường ứng dụng công nghệ số (Digitalization); Cấp độ 3 – Chuyển đổi số (Digital Transformation): Ứng dụng công nghệ số, khai thác qúa trình số hóa để đổi mới toàn diện.
Với đặc thù của doanh nghiệp truyền thống, tiền Internet, trình độ chuẩn hóa, số hóa, tự động hóa không đồng đều nên Rạng Đông lựa chọn thực hiện nhiều cấp độ song song tùy thuộc vào năng lực của đội ngũ và yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.5. Chuyển đổi số là quá trình phức tạp, liên tục, không có điểm dừng và quyết định tương lai của Rạng Đông nên cần tư duy tổng thể - hành động cụ thể có tiến trình, trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với hiện thực khách quan từng thời kỳ, tránh làm tràn lan. Trước hết, có thể chọn khâu trì trệ, kìm hãm, thay đổi không luyến tiếc, sau đó đến khâu mà thực hiện chuyển đổi số sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt, cuối cùng mới đến các khâu khác.
3.6. Chuyển đổi số đến cốt lõi không chỉ là vấn đề chuyển đổi công nghệ mà quan trọng hơn là chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển đổi mô hình kinh doanh, chuyển đổi sản phẩm cốt lõi thích ứng với I4.0 và thời đại số.
Về chiến lược sản phẩm Rạng Đông xác định sản phẩm Hệ sinh thái LED 4.0 với đặc điểm tích hợp các thành tựu đỉnh cao của I4.0 về khoa học vật lý, vật liệu, sinh học, năng lược tái tạo và công nghệ kỹ thuật số được kết nối IoT là sản phẩm lõi của chiến lược chuyển đổi số.
Về mô hình kinh doanh, Rạng Đông lựa chọn mô hình lai, duy trì mô hình kinh doanh truyền thống (Pipeline) theo kiểu tuyến tính nhưng được làm mới bằng công nghệ số, đồng thời từng bước phát triển mô hình kinh doanh mới trên các nền tảng số, tham gia vào các hệ sinh thái mở, và thúc đẩy thương mại điện tử cũng như truyền thông kỹ thuật số, nhờ đó đã từng bước chuyển từ mô hình B2B sang B2C, O2O, D2C, C2C để ngày càng thấu hiểu khách hàng hơn, đồng kiến tạo giá trị cùng khách hàng.
Về công nghệ Rạng Đông tập trung nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế, năng lực sản xuất được nâng cao trình độ tự động hóa, số hóa, năng lực kết nối trong phạm vi phù hợp cả về kết nối ngang và kết nối dọc, từng bước thích ứng chiến lược sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Về cấp độ số hóa, Rạng Đông xác định thực hiện đồng thời nhiều cấp độ, bắt đầu từ khâu chuẩn hóa qui trình, tổ chức dữ liệu, tin học hóa, từng bước số hóa, tới mở rộng ứng dụng các phần mềm trong quản trị điều hành, trong sản xuất kinh doanh, tiến tới hình hành các Trung tâm chuyển đổi số, ban đầu còn tách biệt, sau đó tiến tới hình thành Trung tâm điều hành chung, từng bước thực hiện chuyển đổi số hình thành hệ sinh thái điều hành sản xuất – kinh doanh thông minh.
4. Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể
4.1 Sứ mệnh
Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hệ sinh thái Led 4.0 xanh - thông minh - vì sức khỏe & hạnh phúc con người. Gia tăng giá trị cho cổ đông, nhân viên và khách hàng, không ngừng kiến tạo cuộc sống tiện nghi, văn minh và hạnh phúc. Góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
4.2 Tầm nhìn
- Đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp công nghệ cao, dẫn đầu thị trường chiếu sáng tại Việt Nam; tiên phong trong lĩnh vực cung cấp Hệ sinh thái LED 4.0 và hiện thực hóa khát vọng “Make in Viet Nam”.
- Đến năm 2030 trở thành doanh nghiệp tầm tỷ đô, đưa thương hiệu Rạng Đông lên tầm khu vực.
- Xây dựng Công ty có môi trường làm việc luôn sáng tạo, văn hóa hơn, văn minh hơn, chuyên nghiệp hơn và hạnh phúc hơn (thu nhập BQ đến năm 2025 đạt 2000 USD/người/tháng).
4.3. Mục tiêu tổng quát
- Thúc đẩy nhanh chuyển đổi số:
+ Tạo động lực phát triển mạnh mẽ thích ứng với thời đại I-4.0 và kinh tế số hóa;
+ Đưa Công ty phát triển nhanh và bền vững trong trạng thái bình thường mới.
- Đưa Công ty lên tầm tỷ đô năm 2030.
4.4. Mục tiêu cụ thể
Chuyển thành công ty công nghệ cao, cung cấp Hệ sinh thái LED 4.0.
Xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy LED hiện đại “Make in Vietnam" vào năm 2023:
+ Đến năm 2025, hoàn thành chuyển đổi số khối sản xuất thực với 70% - 80% dữ liệu được kết nối, tự động xử lý, phân tích trong hệ thống thống nhất;
+ Đến 2030 hoàn thành Nhà máy thông minh.
Chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh mới, cung cấp sản phẩm và dịch vụ Hệ sinh thái LED 4.0, trọn gói và đồng bộ trên các nền tảng số và thương mại điện tử, phát triển hệ sinh thái kinh doanh sáng tạo.
Tạo môi trường làm việc sáng tạo mở (Open Innovation), chuyên nghiệp, học tập suốt đời, tạo cuộc sống văn minh hơn, văn hóa và hạnh phúc hơn. Đưa tri thức và sáng tạo trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển và giải phóng nguồn nhân lực.
5. Mô hình và lộ trình
5.1 Mô hình chuyển đổi số của Rạng Đông được thiết kế dựa trên 03 cấu phần chính: Nền tảng chuyển đổi, trụ cột chuyển đổi và quá trình thực hiện chuyển đổi (Hình 1). Nền tảng chuyển đổi gồm 03 lớp: Nền tảng văn hóa; Nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin; Nền tảng dữ liệu. Trụ cột chuyển đổi có 04 trụ cột chính: Trụ cột sản phẩm với sản phẩm chiến lược là Hệ sinh thái LED 4.0; Trụ cột sản xuất với tầm nhìn là nhà máy thông minh vào 2023; Trụ cột con người và tổ chức với trọng tâm phát triển nhân tài số, hoàn thiện hệ sinh thái sáng tạo mở, tái cấu trúc các nguồn lực, tổ chức hoạt động theo chuỗi, quản trị hiệu suất bứt phá bằng mô hình OKRs; Trụ cột khách hàng số với trọng tâm đem đến các giá trị số mới cho khách hàng.
5.2. Hệ thống quản trị điều hành I-4.0 dựa trên nền ERP tích hợp. Hệ thống ERP với lõi là phân hệ sản xuất, được tích hợp các phân hệ khác trong chuỗi như phân hệ bán hàng, phân hệ tài chính, phân hệ kho vận. Các phân hệ được hỗ trợ bởi hệ sinh thái phần mềm ứng dụng tạo thành một mạng lưới thống nhất quản lý công ty theo thời gian thực nối kết mở giữa các hệ thống nội bộ và bên ngoài. Hệ thống này chính là khâu mấu chốt kết nối các trụ cột – từ đó tạo ra các bước chuyển đổi quan trong của Công ty.
Hình 1. Mô hình chuyển đổi số của Rạng Đông
5.3. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh qua mô hình đường cong chấp nhận công nghệ mới: Chỉ có 2,5% là những người tiên phong – người đổi mới sẵn sàng thử nghiệm công nghệ mới; 13,5% là những người chấp nhận sớm; 34% - số đông chấp nhận; 34% số đông chấp nhận muộn; và có tới 16% chậm trễ (Hình 2). Như vậy, thông thường sẽ có tới 84% chưa sẵn sàng chấp nhận mô hình mới ngay, nên triển khai mô hình mới cần có cách tiếp cận phù hợp. Với đặc điểm mô hình kinh doanh truyền thống hiện đang chiếm tới 85-90% tỷ trọng doanh thu của Công ty nên qúa trình chuyển đổi mô hình kinh doanh của Rạng Đông được thực hiện theo mô hình lai, tiến hành song song 03 bước: 1) Củng cố mô hình kinh doanh truyền thống; 2) Chuyển đổi số làm mới mô hình kinh doanh truyền thống; 3) Xây dựng tổ chức, thử nghiệm và từng bước phát triển mô hình kinh doanh mới (Hình 3).
Hình 2. Đường cong chấp nhận công nghệ
Hình 3. Lộ trình phát triển mô hình kinh doanh
-
5.3. Căn cứ vào kết quả đánh giá SIRI và năng lực hiện có của Công ty, lộ trình chuyển đổi số của Rạng Đông được chia làm 05 giai đoạn (Hình 4): 1) Xây dựng và phát triển nền tảng chuyển đổi số; 2) Mở rộng ứng dụng công cụ, công nghệ số vào hoạt động sản xuất kinh doanh; 3) Kết nối các trục sản xuất kinh doanh xuyên suốt vòng đời sản phẩm và dịch vụ, hoàn thiện hệ thống điều hành IT và OT; 4) Hình thành các Trung tâm điều hành số; 5) Kết nối IoT, tự động hóa dựa trên nền tảng tích hợp số, vận hành tự chủ, vận hành hệ sinh thái kinh doanh 4.0: Nhà máy thông minh, điều hành thông minh và kinh doanh nền tảng. Lộ trình này được thể hiện trên Bản đồ chuyển đổi số của Rạng Đông đến 2023 (Hình 4).
Hình 4. Bản đồ chuyển đổi số của Rạng Đông