Bộ Thông tin và Truyền thông - Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia
Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC)
Câu chuyện
Chuyển đổi số
Câu chuyện
Chuyển đổi số
Kinh tế số & Xã hội số

Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử cho trẻ mầm non, trường mầm non Đằng Hải, Hải Phòng

Trong lĩnh vực GDĐT, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới GDĐT theo hướng truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học. Theo đó, nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng CNTT làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như tức thời. Tại các cơ sở giáo dục mầm non việc dạy học gồm số hóa học liệu như (bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning…). Nhưng để tạo ra được các sản phẩm video bài giảng có chất lượng cao đòi hỏi giáo viên phải có trình độ về chuyên môn và có kỹ năng sử dụng phần mềm soạn giảng. Trên thực tế, nhiều giáo viên mầm non chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu, học tập; kỹ năng thao tác thiết kế soạn giảng của một số giáo viên còn hạn chế chưa hợp lý, ý tưởng còn vay mượn, thụ động. Hôm nay trường mầm non Đằng Hải, quận Hải An, Thành Phố Hải Phòng muốn chia sẻ một câu chuyện về Chuyển đổi số trong Giáo dục, về góp phần phát triển nền tảng ứng dụng Công nghệ thông tin tạo kho học liệu, cụ thể là “Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử cho trẻ mầm non”. Để góp phần đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy, học tập trong các cấp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng thì việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, áp dụng các phần mềm giáo dục sẽ giúp giáo viên mầm non tiết kiệm được thời gian, chi phí mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy.

Để thiết kế bài giảng chất lượng, đúng yêu cầu đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư tương xứng về chuyên môn, thời gian, khả năng lựa chọn và sử dụng phần mềm soạn giảng, phần lớn giáo viên chưa có kỹ năng thiết kế bài giảng mà chỉ sao chép vay mượn ý tưởng trên các nền tảng ứng dụng có sẵn trên Internet. Chính vì thế việc thiết kế bài giảng điện tử cho lứa tuổi mầm non là rất cần thiết, phát huy vai trò của CNTT và các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong giáo dục hiện nay.

Các giải pháp để giải quyết

* Giải pháp 1: Công tác tự bồi dưỡng của giáo viên và khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên trên Internet

a. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên trên Internet

Hiện nay, Internet đang là nguồn tài nguyên vô cùng dồi dào, là kho dữ liệu phong phú về cả nội dung, hình thức, mới mẻ, sống động và đầy sáng tạo trên google bằng trình duyệt IE, Cốc cốc, Chrome. Mỗi giáo viên đều tự học cách tìm kiếm, khai thác, vận dụng linh hoạt nguồn dữ liệu này vào giáo án, bài giảng sẽ tạo điểm nhấn, thu hút sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ khi tham gia nội dung bài giảng.

Nguồn dữ liệu này vô cùng lớn, một vấn đề có thể có nhiều hình thức thể hiện khác nhau, do đó, để có một tư liệu phù hợp với bài giảng thì mỗi giáo viên cần thực hiện theo các bước như:

 

Về cơ bản, các phần mềm trình duyệt web đều có tính năng tương đồng như nhau, chỉ khác nhau về giao diện, tuy nhiên theo quan điểm cá nhân tôi thì sử dụng trình duyệt Cốc cốc để tìm kiếm thông tin sẽ là tối ưu hơn bởi phầm mềm này có tích hợp công cụ download, cho phép tải tư liệu ngay đối với các video (MP4...), các file âm thanh (MP3...) có chất lượng cao.

Về công tác tự bồi dưỡng của giáo viên: Cần chủ động dành thời gian, chịu khó tìm tòi, tự học hỏi thông qua các nền tảng ứng dụng có sẵn trên Internet. Hoàn thiện một số kỹ năng sử dụng máy tính  khác như kỹ năng xây dựng và quản lý kho dữ liệu, kho Media; kỹ năng tìm kiếm dữ liệu trên Internet…Bản thân mỗi giáo viên nên dành rất nhiều thời gian để tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu các phần mềm mới phục vụ cho bài giảng. Kênh Youtube của Thầy giáo Bùi Duy Phương với dự án 3.000 giáo viên thay đổi và hạnh phúc rất tốt để các giáo viên tham khảo.

* Giải pháp 2: Lựa chọn môn học, chủ đề để xây dựng bài giảng

Giáo viên nên lựa chọn nội dung bài học mới, chủ đề dễ khai thác để ứng dụng CNTT vào xây dựng bài giảng điện tử cho phù hợp và đạt hiệu quả…Liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên. Vận dụng hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide Power Point. Quan trọng quyết định vẫn là ý tưởng và kinh nghiệm của giáo viên khi xây dựng bài giảng.

* Biện pháp 3: Kinh nghiệm xây dựng kho học liệu, thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm

- Sử dụng hình ảnh hợp lý: Nên tìm và chọn những hình ảnh có độ phân giải cao để chèn vào bài giảng.

- Về video: kiểm tra video để chế độ full màn hình 16.9 trước khi chèn vào slide. Xây dựng kho media bao gồm các thư mục nhỏ như: thư mục video; thư mục nhạc nền; thư mục nhạc thiếu nhi, nhạc mầm non…

- Sử dụng nhiều hiệu ứng trên 1 Slide: Nên đặt tên cho từng đối tượng sau đó sắp xếp các đối tượng xuất hiện lần lượt một cách hợp lý và khoa học tránh để các đối tượng xuất hiện chồng chéo, hỗn độn

* Phần mềm iSpring Suite 9: ISpring Suite 9 là một phần mềm tạo ra các bài giảng E-Learning, giúp chuyển đổi các bài trình chiếu PowerPoint sang dạng tương tác, có lời thuyết minh, có câu hỏi tương tác, tạo điều khiển dẫn dắt chương trình một cách chuyên nghiệp, giúp cho người học có thể tự học vì bài giảng được minh họa bằng hình ảnh, video và có lời giảng bài của giáo viên nên rất trực quan, sinh động.

* Kết quả, hiệu quả mang lại:

Đối với trẻ: Việc ứng dụng CNTT và các phần mềm hỗ trợ giáo dục vào các hoạt động giảng dạy trẻ đã thu hút được 100% trẻ hứng thú với tiết học, trẻ thích thú khi đến lớp. Trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp, biết thể hiện tình cảm với bạn bè và hứng thú trong mọi hoạt động. Trẻ có nhiều cơ hội được tham gia các hoạt động, tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng máy tính cần thiết.

Đối với mỗi giáo viên: Các cô đã dần xác định được động cơ, mục đích, lợi ích của việc ứng dụng CNTT, đã chủ động trao đổi, học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao kiến thức về tin học để có thể phát triển các ý tưởng, có nhiều sáng tạo trong thiết kế bài giảng điện tử, góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, hiện đại và phát triển.

Đối với phụ huynh: Phụ huynh rất đề cao và ủng hộ việc đưa các bài giảng E-learning vào hoạt động học tập của trẻ. Qua đó, phụ huynh đã hiểu và nhìn nhận tốt hơn về việc chăm sóc và giáo dục trẻ của ngành giáo dục mầm non. Đồng thời, phụ huynh trẻ cũng tích cực, chủ động sẵn sàng phối hợp hỗ trợ cùng cô giáo trong các hoạt động chăm sóc trẻ tại gia đình trước tình hình dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp, khó lường.

Dù sử dụng bài giảng điện tử E-Learning nhưng cô vẫn phải chú ý trẻ luôn là trung tâm và phải xem trọng mục tiêu phát triển cho trẻ đã đề ra. Không quá lạm dụng bài giảng điện tử E-Learning để luôn cho trẻ được hoạt động và phát triển.

Những bài giảng hay, mầu sắc rõ nét, âm thanh sinh động là một trong những yếu tố giúp trẻ yêu thích với việc học. Trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động, biết cùng nhau hợp tác, chia sẻ trong khi học, khi chơi. Nhiều trẻ nhút nhát, ít nói đã trở nên mạnh dạn, tự tin và nói nhiều hơn.

Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của nhà trường đã rút ra từ thực tế trong thiết kế và đưa bài giảng E-learning vào hoạt động dạy và học tại trường mầm non. Rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để giúp chúng tôi ngày càng hoàn thiện, là động lực phấn đấu, tiếp tục trau dồi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của người giáo viên mầm non nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ, góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục chuyển đổi số nói chung và Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục mầm non nói riêng.

Đang tải

Bài liên quan